Dạy cho trẻ được an toàn và hành vi đúng mực nơi công cộng, đặc biệt là trẻ nhỏ cần trợ giúp đặc biệt là việc làm không dễ dàng chút nào. Nhưng bố mẹ cần phải làm điều đó chuẩn bị cho trẻ lớn lên với khả năng nhận thức về con người và môi trường xung quanh, có khả năng điều chỉnh hành vi và cảm xúc nơi công cộng. Khi bố mẹ cảm thấy tự tin trong khả năng giúp trẻ phát triển kỹ năng cần thiết thì trẻ sẽ gặp ít khó khăn hơn, làm cho những chuyến đi được vui vẻ và an toàn hơn cho tất cả mọi người.
Bài này chia sẻ một số chiến thuật bố mẹ có thể sử dụng để giúp con phát triển nhận thức và điều chỉnh hành vi cảm xúc phù hợp nơi công cộng:
1. Giữ bình tĩnh – Đây là nguyên tắc cốt yếu trong mọi trường hợp. Bố mẹ càng thất vọng và mất bình tĩnh khi con không nghe lời hoặc không cư xử đúng mực nơi công cộng, thì trẻ sẽ càng rối loạn về cả cảm xúc và hành vi. Bố mẹ hãy bình tĩnh, hít thở sau, giữ giọng nói ôn hòa và làm chủ hành vi và cảm xúc của chính mình. Nếu bố mẹ quá hoảng sợ về những gì có thể nguy hiểm có thể xảy ra với con, thì những nỗi lo sợ đó phải được lường trước trước khi đưa con đến nơi đông người. Những bố mẹ nào quá hoang mang trong những tình huống như thế này thì tốt nhất là có thêm một người lỡn nữa đi cùng cho tới khi bạn bớt lo sợ hơn. Trẻ có thể cảm thấy được sự hoang mang căng thẳng của bố mẹ và điều đó sẽ làm cho trẻ thêm rối loạn cảm xúc. Giữ bình tĩnh, tỉnh bơ, tự chủ bất kể con bạn làm gì sẽ là điều thiết yếu để tiến bộ.
2. Thực hành – Nếu con bạn luôn luôn gặp khó khăn khi ở bên bạn và nhưng xử sự ngoan ngoãn khi ở cửa hàng thì sẽ thiết lập chương trình thực hành trong một vài tuần. Hãy đưa con tới với một mục tiêu rõ ràng trong đầu là thực hành ở bên nhau, cầm tay khi bước đi hoặc bất kì hành vi đúng mực nào khác mà trẻ cần học. Những buổi luyện tập này không phải là thực sự ở cửa hàng để mua bán. Những buổi đó là những buổi với thời gian ngắn mà bạn chủ đích là để tập cho con xử xự đúng mực. Lên dự định bước vào cửa hàng, tìm một hoặc hai đồ vật bạn cần phải ngó hoặc mua rồi rời cửa hàng Bạn có thể dần dần kéo dài thêm thời gian các chuyến đi này khi bạn và con thu được nhiều thành công hơn từ những chuyến đi. Bạn nên bắt đầu tập ở những nơi không quá đông người và không có những thứ có thể gây nhiễu thêm cho bạn và cho con (chẳng hạn như đồ chơi). Một số gia đình có thể thấy rằng tốt nhất là tập cầm tay và đi cùng nhau ở nhà hoặc loanh quanh hàng xóm trước sau đó mới mạnh dạn ra những nơi đông người hơn.
3. Thiết lập và thực hiện những kỳ vọng rõ ràng – Quan trọng là con bạn hiểu rõ bạn kỳ vọng điều gì khi ở trong cửa hàng. Hãy nói trước cho con biết điều gì sẽ xảy ra rồi sau đó theo sát với kế hoạch đó. Nếu bạn nói với con trước khi ra khỏi xe là con cần nắm tay bạn trong bãi đỗ xe, thì bạn cần tuân thủ điều đó và không để cho chạy trước. Nếu kế hoạch của bạn là để con giữ giỏ hàng khi cùng nhau đi trong cửa hàng thì đó là điều cần xảy. Nếu bạn nói với con một điều khi bắt đầu chuyến đi nhưng không thực hiện điều đó khi ở trong cửa hàng, con sẽ rất bối rối và gây cho bạn những điều không thú vị chút nào cho cả bạn và con. Tương tự, nếu bạn nói với con rằng bạn mong đợi con cư xử như thế nào hoặc là bạn sẽ ra khỏi cửa hảng, bạn cũng cần thực hiện đúng như vậy. Trẻ cần được biết rằng bạn thực sự muốn những gì bạn nói và nếu trẻ không thấy an toàn hoặc không phù hợp cả hai sẽ đi ra. Đưa ra nhiều cơ hội trong những tình huống này sẽ chỉ làm cho trẻ thấy lúng túng khó hiểu và làm cho vấn đề càng trở nên tồi tệ. Đối với những trẻ cố tình gây rối để ra khỏi cửa hàng, bạn sẽ cần tạo ra những gì khuyến khích trẻ ở lại.
4. Hãy lạc quan vui vẻ – Bạn nhớ khen ngợi trẻ khi con cố gắng xử sự đúng mực. Bạn hãy đưa ra nhận xét ngay với những việc tốt mà con làm và nên chú trọng vào việc tốt hơn là việc xấu. Dành cho con một một điều gì con thich hay phần thưởng cho những việc con làm tốt nhưng nên nhớ không dùng những thứ đó để đe dọa hay trừng phạt nếu sự việc không được như ý muốn. Phần thưởng nên là những gì có ý nghĩa tích cực, chẳng hạn như "Nếu con nắm tay mẹ khi chúng ta ở trong cửa hàng, thì sau đó trên đường về chúng ta sẽ ghé vào công viên." Bạn không nên tập trung vào những gì tiêu cực như " Nếu con không cầm tay mẹ thì chúng ta sẽ không ghé vào công viên trên đường về nhà". Sự khác biệt trong hai cách nói này có ý nghĩa rất quan trọng và giúp củng cố hành vi tích cực mà con cần thể hiện. Một phần thưởng nho nhỏ khi trở về có thể giúp ích lúc ban đầu nhưng khi trẻ đã thấy thoải mái và tự tin trong những tình huống này bạn có thể giảm phần thưởng. Dần dần trẻ sẽ cần phải đúng mực trong những tình huống này bất kể là có phần thưởng hay không.
5. Thời gian là tất cả – Bố mẹ cần phải xem xét độ tuổi và mức độ phát triển của trẻ khi lên kế hoạch đi chơi. Nhiều bố mẹ đánh giá quá cao khả năng của con ở cửa hàng hay những nơi công cộng khác trong khoảng thời gian lâu hơn và trong đợi trẻ làm những điều vượt quá khả năng có thể của trẻ. Nói chung trẻ thường không làm được liền trong nhiều giờ đồng hồ ở nhiều cửa hàng. Bạn cần hoạch định trước để đảm bảo khoảng thời gian hợp lý cho con và biết được khi nào cần dừng lại nếu con có vấn đề. Bạn nên giữ chuyến đi ngắn và có ý nghĩa hơn là cố đẩy những giới hạn khả năng của con để rồi kết thúc với những trải nghiệm tiêu cực. Những vấn đề khác cần lưu ý là thời gian ngủ trưa, trẻ đã trải qua những gì trong ngày, trẻ có ngủ tốt từ đêm trước không, liệu trẻ có đang mệt không và những vấn đề liên quan khác. Kể cả những trẻ thường xử xự ổn nơi công cộng cũng có thể gặp khó khăn khi chúng cảm thấy không khỏe, mệt mỏi hoặc vừa trải qua một ngày căng thẳng. Chú ý đến những vấn đề đó là cả một sự khác biệt giữa trải nghiệm vui vẻ hoặc không vui.
Trên đây là những gì bạn có thể bắt đầu cho những lần đi ra nơi công cộng. Còn rất nhiều những khó khăn và chiến thuật khác cần xem xét khi lên dự định cho con đi ra ngoài. Dạy cho trẻ được an toàn và hành vi đúng mực nơi công cộng, đặc biệt là trẻ nhỏ cần trợ giúp đặc biệt là việc làm không dễ dàng chút nào. Nhưng bố mẹ cần phải làm điều đó chuẩn bị cho trẻ lớn lên với khả năng nhận thức về con người và môi trường xung quanh, có khả năng điều chỉnh hành vi và cảm xúc nơi công cộng. Khi bố mẹ cảm thấy tự tin trong khả năng giúp trẻ phát triển kỹ năng cần thiết thì trẻ sẽ gặp ít khó khăn hơn, làm cho những chuyến đi được vui vẻ và an toàn hơn cho tất cả mọi người.
(trích nguồn The Autim Transformation)