NHỮNG HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ TỰ KỶ
1. Cầm cái muỗng
Vận động tinh, nắm bắt, 0 - 1 tuổi
TỰ LẬP, TỰ ĂN, 0 - 1 TUỔI
Mục đích: Cải thiện việc cầm một đồ vật và khả năng tự ăn một cách độc lập.
Mục tiêu: Nắm bắt thìa một tay và giữ nó không trợ giúp.
Dụng cụ: Thìa.
Tiến trình:
- Bạn cầm thìa trong tầm nhìn của trẻ và đạt được sự chú ý của trẻ.
- Khi trẻ nhìn cái thìa, bạn nói “thìa”.
- Bạn cầm bàn tay trẻ và cuốn ngón tay trẻ xung quanh cán thìa với lưng bàn tay hướng lên trên, làm sao cho trẻ nắm được.
- Bạn dùng bàn tay bạn giữ chắc việc nắm bắt của trẻ để chặn thìa rơi hoặc ném thìa.
- Giúp trẻ cầm thìa trong vài giây bằng cách nói nhỏ nhẹ với trẻ để khuyến khích trẻ.
- Trước khi chấm dứt bài tập, tăng dần khoảng thời gian trẻ phải cầm thìa.
- Khi bạn nhận ra bàn tay trẻ làm chủ được cái thìa, giảm áp lực bàn tay bạn trên bàn tay trẻ.
- Sau cùng rút hoàn toàn bàn tay bạn ra và xem trẻ có thể tự cầm thìa trong vài giây.
2. Thăm dò cái hộp
Vận động tinh, nắm bắt, 0 - 1 tuổi
CẢM NHẬN XÚC GIÁC, 0 -1 TUỔI
Mục đích: Cải thiện khả năng nắm bắt đồ vật không được thấy.
Mục tiêu: Lấy ra ba đồ vật trong hộp được đóng kín.
Dụng cụ: Hộp bằng giấy cứng, 3 vật thường dùng trong nhà cỡ trung bình (ví dụ: khối, cốc bằng giấy và thìa).
Tiến trình:
- Cắt một lỗ khá lớn trong hộp giấy bìa cứng để bàn tay trẻ có thể được đưa vô dễ dàng.
- Để 3 đồ vật khá nhỏ xuyên qua lỗ dễ dàng vào hộp.
- Đóng hộp lại, hoặc bạn dùng hộp không nắp, bạn để đồ vật trên bàn và lấy hộp bao phủ lại sao cho trẻ không thấy những đồ vật đó.
- Bảo đảm trẻ quan sát bạn, bạn lấy bàn tay tiến đến lỗ và rút ra một đồ vật (gây sự ngạc nhiên khi rút đồ vật ra).
- Sau đó hướng dẫn bàn tay trẻ vào lỗ và lặp lại tiến trình. Thưởng trẻ mỗi lần trẻ rút ra một đồ vật.
- Sau khi lặp lại bài tập 2 hoặc 3 lần, hướng dẫn bàn tay trẻ vào lỗ và để trẻ một mình đưa bàn tay vô để tìm đồ vật.
- Dần dần trẻ làm chủ được bài tập, bạn có thể tăng hoặc bớt số lượng đồ vật và nới rộng hộp sao cho trẻ thăm dò nhiều hơn để tìm những đồ vật được giấu.
3. Nắm bắt đồ vật
Vận động tinh, nắm bắt, 0 - 1 tuổi
CẢM NHẬN THỊ GIÁC, 0 -1 TUỔI
Mục đích: Cải thiện sự nắm bắt bằng hai ngón tay và làm chủ vận động tinh.
Mục tiêu: Lượm 10 đồ vật với nhiều lọai kích cỡ và bỏ chúng vào chén.
Dụng cụ: Chén nhỏ, 10 đồ vật (ví dụ nho, đậu phụng, nút áo, khối, hạt chuỗi, đinh ốc, ngòi viết, chìa khóa, bóng, tiền xu)
Tiến trình:
- Bạn cho trẻ ngồi vào bàn và nói với trẻ bây giờ đến giờ làm việc.
- Trải những đồ vật trên bàn trước mặt trẻ vừa tầm tay của trẻ.
- Lượm một đồ vật bằng cách sử dụng rất rõ ràng việc nắm bắt qua ngón cái và hai ngón đầu.
- Bạn nói “trong chén” và để đồ vật trong chén.
- Bạn cầm bàn tay trẻ và hướng dẫn ngón cái và hai ngón đầu để lượm một đồ vật. Bạn nói “trong chén” và di chuyển bàn tay trẻ về hướng cái chén.
- Bạn dùng bàn tay bạn để giúp trẻ thả đồ vật trong chén (khen và thưởng trẻ tức thì).
- Lặp lại bài tập nhiều lần cho tới khi bạn nhận ra trẻ bắt đầu tự làm những động tác. (ghi chú xem đồ vật nào khó lượm nhất và giúp trẻ hoàn thành. Đừng quên mỗi lần nói với trẻ “trong chén”).
4. Phát triển việc nắm bắt bằng hai ngón tay
Vận động tinh, nắm bắt, 1 - 2 tuổi
Mục đích: Phát triển việc cầm tốt bằng hai ngón tay và cải thiện làm chủ vận động tinh.
Mục tiêu: Rứt ra những miếng đất sét nhỏ và bỏ chúng vào lọ
Dụng cụ: Đất sét, lọ.
Tiến trình:
- Bạn cho trẻ ngồi vào bàn với đất sét trước mặt trẻ.
- Bạn lấy đất sét ra khỏi lọ và để lọ ở tầm tay trẻ.
- Bạn cầm bàn tay trẻ và giúp trẻ lăn đất sét để làm một sợi dây nhỏ khoảng 1cm bề dày.
- Bảo đảm trẻ quan sát bạn và chỉ cho trẻ cách ấn như thế nào ở đầu sợi dây để rứt ra một miếng đất sét nhỏ bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ.
- Bạn để miếng đất sét trước mặt trẻ để trẻ thấy bạn cầm như thế nào.
- Bạn nói “trong lọ”và để miếng đất sét trong lọ.
- Bạn cầm ngón cái và ngón trỏ của trẻ và giúp trẻ rứt một miếng đất sét nhỏ.
- Bạn nói “trong lọ” và giúp trẻ thả đất sét trong lọ.
- Lặp lại bài tập nhiều lần bằng cách giảm sự hướng dẫn của bạn trên bàn tay trẻ khi bạn cảm thấy trẻ bắt đầu sử dụng thành thạo ngón cái và ngón trỏ.
- Bạn cho trẻ hiểu trẻ phải thực hiện bài tập này bao nhiêu lần bằng cách để một số lượng nhất định bánh kẹo trên bàn trước mặt bạn. (trẻ sẽ nhận bánh kẹo mỗi lần trẻ để đất sét vào lọ)
5. Xúc đường bằng muỗng
Vận động tinh, thao tác, 1 - 2 tuổi
TỰ LẬP, TỰ ĂN, 1 - 2 TUỔI
Mục đích: Cải thiện việc cầm nắm và thao tác đồ vật và phát triển khả năng tự ăn một cách độc lâp.
Mục tiêu: Dùng thìa để chuyển đường từ lọ này sang lọ kia.
Dụng cụ: Thìa, đường (hoặc tất cả chất liệu rắn có hạt khác), hai chén hoặc các đồ chứa khác.
Tiến trình:
- Khi trẻ có thể cầm thìa dễ dàng trong vài giây (xem bài tập 94), bạn bắt đầu dạy trẻ công dụng của thìa.
- Để một chén đường và bình chứa rỗng trên bàn trước mặt trẻ.
- Cho thìa vào bàn tay trẻ và bàn tay bạn cầm nắm chặt bàn tay trẻ. Bằng một cử động chậm và xúc, bạn hướng dẫn trẻ cầm thìa cho vào đường.
- Lặp lại cử động này nhiều lần trước khi chuyển đường trong chén rỗng.
- Khi bạn nhận thấy trẻ bắt đầu học động tác, bạn giúp trẻ xúc một thìa nhỏ đường và chuyển qua chén khác.
- Lúc đầu, những chén phải đặt cạnh nhau nhưng khi trẻ thành thạo, những chén đó phải được để xa hơn.
- Mỗi buổi học bạn bắt đầu cho trẻ chuyển một hoặc hai thìa đường và dần dần tăng công việc cho tới khi trẻ chuyển hết số đường.
- Bạn giảm sự hướng dẫn bàn tay trẻ, trước tiên bạn rút bàn tay bạn đến cổ tay trẻ, kế đến tới cánh tay và sau cùng rút bàn tay bạn ra hoàn toàn.
6. Lượm đồng tiền xu
Vận động tinh, nắm bắt, 1 - 2 tuổi
PHỐI HỢP MẮT-BÀN TAY, TỰ CHỦ, 1 - 2 TUỔI
Mục đích: Cải thiện sự làm chủ vận động tinh và khả năng nắm bắt.
Mục tiêu: Lư ợm 10 đồng tiền xu và bỏ chúng vào lọ.
Dụng cụ: Tiền xu, bình cà phê hoặc hộp bơ thực vật bằng nhựa có nắp.
Tiến trình:
- Cắt một đường nứt nhỏ trên nắp hộp để đồng tiền xu có thể lọt vô dễ dàng.
- Bạn bắt đầu để 2 đồng tiền trên bàn trước mặt trẻ. Bạn nói “con nhìn kìa” và lượm từ từ một đồng tiền bằng ngón cái và ngón trỏ như một cái kềm.
- Lay động đồng tiền trước mặt trẻ để gây sự chú ý và bỏ đồng tiền trong lỗ.
- Bạn cầm tay trẻ và hướng dẫn ngón tay trẻ để lặp lại tiến trình với đồng tiền thứ hai.
- Thưởng trẻ liền và để trẻ rời khỏi bàn một lúc.
- Lặp lại nhiều lần tiến trình này, thêm từ từ nhiều đồng tiền hơn khi trẻ thành thạo.
- Đặt tất cả đồng tiền của buổi khám trên bàn để trẻ có thể thấy trẻ phải làm bài tập bao nhiêu lần. Nhắc lại cho trẻ bỏ đồng tiền vào lọ bằng cách chỉ đồng tiền và nói “ Con bỏ vào “ và sau đó chỉ đường nứt trên nắp lọ.
7. Mở nắp vật chứa
Vận động tinh, phối hợp 2 bàn tay, 1 - 2 tuổi
BẮT CHƯỚC, VẬN ĐỘNG, 1- 2 TUỔI
Mục đích: Cải thiện sự làm chủ vận động tinh, sự rắn rỏi của bàn tay và sự phối hợp của 2 bàn tay.
Mục tiêu: Mở 4 nắp vật chứạ khác nhau để được thưởng
Dụng cụ: Hộp giày, hộp diêm lớn (mở bằng cách đẩy), bình cà phê có nắp nhựa, hộp nữ trang, bánh kẹo.
Tiến trình:
- Bạn ngồi vào bàn, dưới đất hoặc nơi nào mà bạn và trẻ cảm thấy thoải mái. Bạn lấy một cái hộp, gây sự chú ý cho trẻ bằng cách nói “con nhìn đây” và di chuyển bánh kẹo trong tầm nhìn của trẻ.
- Bạn di chuyển từ từ bánh kẹo về phía hộp, bỏ kẹo vào trong hộp và đậy nắp lại (bạn đảm bảo là trẻ quan sát bàn tay của bạn và bạn mở từ từ cái hộp)
- Bạn giả vờ ngạc nhiên và chỉ cho trẻ bánh kẹo ở bên trong. Bạn đóng hộp lại và đưa hộp cho trẻ. Bạn ra hiệu cho trẻ mở nắp bình ra.
- Nếu trẻ thử nhưng không nản, bạn giúp trẻ bắt đầu.
- Nếu trẻ không hiểu trẻ phải làm gì, bạn cầm bàn tay trẻ va hướng dẫn trẻ mở hộp.
- Khi trẻ mở hộp, trẻ nhận bánh kẹo và hộp được để sang một bên.
- Lặp lại tiến trình này với nhiều bình chứa khác nhau. Bạn ghi nhận bình chứa nào trẻ mở dễ dàng và bình chứa nào khó khăn hơn. Nếu một trong những bình chứa đặc biệt khó, bạn thay nó bằng bình chứa khác dễ hơn. Mục đích là để trẻ mở được bình chứa nhiều cách.
8. Trò chơi cho và lấy
Vận động tinh, nắm bắt, 1 - 2 tuổi
PHỐI HỢP MẮT-BÀN TAY, TỰ CHỦ, 1 - 2 TUỔI
KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 1 - 2 TUỔI
Mục đích: Cải thiện sự cầm nắm và buông đồ vật và phát triển khả năng tương tác.
Mục tiêu: Lấy 4 đồ vật trong hộp và đưa chúng cho người khác, lấy 4 đồ vật của một người và để chúng trong hộp.
Dụng cụ: Hai hộp kích cỡ trung, 4 đồ vật kích cỡ và hình dáng khác nhau (ví dụ hình khối, hạt chuỗi, chìa khóa, lược).
Tiến trình:
- Bạn ngồi vào bàn đối diện trẻ và đặt hai hộp cạnh nhau giữa bạn và trẻ. Đặt 4 đồ vật vào một trong hai hộp. Bạn để tay vào hộp lấy một trong những vật đo và đưa cho trẻ. Bạn nói “con cầm đi” và bạn ra hiệu cho trẻ lấy đồ vật. Nếu cần, bạn cầm bàn tay trẻ, bỏ đồ vật vào bàn tay và giúp trẻ nắm lại. Rồi bạn nói “con để nó vào” và chỉ vào hộp trống. Hướng bàn tay trẻ về phía hộp, giúp trẻ thả đồ vật vào và thưởng trẻ liền.
- Bạn lặp lại tiến trình này cho đến khi tất cả các đồ vật được chuyển từ hộp này sang hộp khác.
- Lặp lại bài tập này và giảm dần sự trợ giúp của bạn cho đến khi trẻ có thể lấy một đồ vật trong bàn tay bạn và đặt vào hộp phù hợp.
- Khi trẻ đã học lấy đồ vật trong bàn tay bạn, hãy động viên trẻ tìm trong hộp và đưa cho bạn một đồ vật. Bạn chỉ một đồ vật trong hộp và nói “cho cô đi”. Khi bạn nói “cho cô đi” bạn đưa bàn tay ra.
- Nếu trẻ không phản ứng, bạn tiếp tục đưa bàn tay và dùng bàn tay kia của bạn, giúp trẻ lượm 1 đồ vật và để vào bàn tay bạn đang mở.
- Khi trẻ đưa cho bạn một đồ vật, bạn hãy để nó vào trong hộp và thưởng trẻ.
- Bạn lặp lại bài tập này cho đến khi trẻ lấy hết đồ vật trong một hộp đưa cho bạn để vào hộp khác.
- Khi trẻ đã học hai động tác này, bạn thay đổi thói quen bằng cách làm việc một ngày trên hành động cho và ngày khác trên hành động lấy. Với cách này trẻ phải nghe lệnh để hiểu trẻ phải làm điều gì.
9. Đẩy nút trò chơi
Vận động tinh, thao tác, 1 - 2 tuổi
PHỐI HỢP MẮT-BÀN TAY, TỰ CHỦ, 1 - 2 TUỔI
Mục đích: Cải thiện sự làm chủ vận động và phát triển khả năng điều khiển ngón tay đến một điểm.
Mục tiêu: Đẩy nút đồ chơi không trợ giúp để đạt kết quả được mong muốn.
Dụng cụ: Tất cả đồ chơi hoặc tất cả vật dụng trong đó việc đẩy nút tạo ra kết quả thú vị (ví dụ con rối lò xo, hộp nhạc, hộp ghi âm, chuông)
Tiến trình:
- Bạn ngồi vào bàn với trẻ và đặt đồ chơi trước trẻ. Bạn tạo sự chú ý của trẻ và chỉ cho trẻ cách đẩy nút để đồ chơi họat động.
- Đưa ngón trỏ của bạn trước mặt trẻ và di chuyển từ từ ngón trỏ về hứơng cái nút để trẻ có thể thấy mối liên hệ giữa hành động và ngón tay của bạn và kết quả.
- Khi bạn đẩy nút, bạn hãy cười và vỗ tay và giả vờ nhún nhảy để chỉ cho trẻ là bài tập này vui.
- Đặt đồ chơi vào vị trí của trẻ và bạn cầm bàn tay trẻ. Hướng ngón tay của trẻ về phía nút và giúp trẻ đẩy nút đó.
- Bạn lặp lại bài tập này nhiều lần nhưng bỏ bớt sự trợ giúp của bạn bằng cách đầu tiên cầm cổ tay trẻ, sau đó cầm khuỷu tay trẻ và cuối cùng bỏ hòan tòan.
- Khi trẻ có thể đẩy nút đồ chơi không trợ giúp, bạn đưa đồ chơi thứ hai tương tự và bạn xem trẻ có thể đẩy nút không cần trợ giúp khi bạn chỉ cho trẻ.
10. Cởi tất
Vận động tinh, thao tác, 1 - 2 tuổi
TỰ LẬP, TỰ MẶC, 1 - 2 TUỔI
Mục đích: Khám phá đồ vật bằng cách nắm bắt và kéo đồ che phủ và phát triển khả năng cần thiết để tự mặc và tự cởi một cách độc lập.
Mục tiêu: Khám phá một phần thưởng bằng cách gở chiếc tất được gắn một cách lỏng lẻo trên lọ.
Dụng cụ: Tất lớn, chai hoặc hũ bằng nhựa không bể, bánh kẹo.
Tiến trình:
- Tạo sự chú ý của trẻ bằng cách đu đưa một trong những kẹo bánh trẻ ưa thích trong tầm nhìn của trẻ. Rồi bạn để kẹo bánh đó trong chai hoặc hũ không đậy nắp.
- Bạn đem chiếc tất để trên nắp bình sao cho miệng bình được che phủ một cách lỏng lẻo.
- Bạn cầm bàn tay trẻ và giúp trẻ cầm đầu tất và kéo, sau đó giúp trẻ lấy kẹo bánh trong chai ra.
- Lặp lại bài tập này nhiều lần và bạn chắc chắn là mỗi lần như thế trẻ thấy bạn để phần thưởng trong hộp chứa.
- Bạn giảm sự trợ giúp của bạn cho tới khi trẻ cầm được một đầu tất và kéo ra không có sự trợ giúp của bạn.
- Dần dần trẻ học được kéo tất một mình, bạn ấn từ từ chiếc tất sâu hơn sao cho mỗi lần kéo trẻ phải kéo mạnh hơn.
11. Xếp giấy
Vận động tinh, thao tác, 1 - 2 tuổi
BẮT CHƯỚC, VẬN ĐỘNG, 1 - 2 TUỔI
Mục đích: Cải thiện khả năng vận động tinh bằng cách học xếp giấy.
Mục tiêu: Xếp tờ giấy 2 lần không trợ giúp.
Dụng cụ: Tờ giấy (21cm x 30cm)
Tiến trình:
- Trẻ ngồi vào bàn và bạn đứng sau chỉ cho trẻ cách xếp tờ giấy lớn (bạn chắc chắn trẻ nhìn tờ giấy).
- Bạn làm những động tác chậm và rõ ràng.
- Sau khi làm mẫu, bạn lấy tờ giấy khác và hướng dẫn chậm đôi bàn tay trẻ để gấp tờ giấy làm hai.
- Lặp lại bài tập này cho tới khi trẻ tự gấp tờ giấy (bạn đừng bận tâm nếu đường gấp không thẳng hoặc không rõ).
- Bạn để tờ giấy được xếp một bên vào chồng “đã làm xong”.
- Giảm từ từ sự hướng dẫn bàn tay trẻ cho tới khi trẻ có thể tự xếp.
- Khi trẻ xếp được tờ giấy một lần không trợ giúp, bạn bảo trẻ xếp lần thứ hai. Bạn ngồi cạnh trẻ và đưa cho trẻ một tờ giấy trong khi đó bạn cũng có một tờ.
- Bạn xếp tờ giấy một lần và bảo trẻ làm giống bạn, nhưng thay vì để tờ giấy lên chồng “đã xong”, bạn nói “con nhìn lần nữa” và bạn xếp tờ giấy của bạn lần thứ hai. Bạn chỉ giúp trẻ khi trẻ có vẻ lúng túng.
12. Bắt đầu tô màu
Vận động tinh, thao tác, 1 - 2 tuổi
PHỐI HỢP MẮT-BÀN TAY, VẼ, 1 - 2 TUỔI
BẮT CHƯỚC, VẬN ĐỘNG, 1- 2 TUỔI
Mục đích: Phát triển khả năng sơ đẳng về tô màu.
Mục tiêu: Cầm bút chì bột màu và vẽ ngẫu nhiên 2 hoặc 3 đường trên mảnh giấy.
Dụng cụ: 2 bút chì bột màu to, giấy, hộp nhỏ.
Tiến trình:
- Bạn ngồi cạnh trẻ vào bàn học với bút chì bột màu, giấy và một hộp trước mặt bạn.
- Bạn lấy giấy, bút chì bột màu và vẽ nguệch ngoạc hai ba đường nét.
- Bạn sử dụng cùng tờ giấy, cùng bút chì và thử bảo trẻ vẽ hai ba đường nét.
- Bạn để bút chì vào nắm tay của trẻ và dùng bàn tay bạn nắm bàn tay trẻ. Giúp trẻ vẽ nguệch ngoạc trong vài giây rồi khen trẻ.
- Bạn để tờ giấy vào chồng “đã xong” và bỏ bút chì vào hộp.
- Lặp lại bài tập này với bút chì bột màu thứ hai.
- Bạn giảm dần sự trợ giúp của bạn cho tới khi trẻ có thể cầm bút chì bột màu và vẽ nguệch ngoạc một mình. Động viên trẻ vẽ lâu hơn, nhưng chỉ cho trẻ vài cây bút chì bột màu để trẻ thấy bài tập gồm bao nhiêu phần.