Đăng ký nhập học

Bệnh tự kỷ ở trẻPhương pháp dạy trẻ tự kỷtrường dạy trẻ tự kỷNhận biết trẻ tự kỷtrung tâm dạy trẻ tự kỷ trẻ tự kỷ

CHÀO MỪNG

 

CÁC BẠN ĐẾN TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT ÁNH SAO MAI

1.     Giới thiệu

Tự kỷ là một rối loạn ảnh hưởng đến trẻ từ lúc mới sinh hoặc từ thời thơ ấu gây nên các khó khăn về thiết lập các mối quan hệ xã hội, kĩ năng giao tiếp và hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.

Trẻ tự kỷ tuổi mầm non có thể phát triển và tham gia đầy đủ vào cuộc sống gia đình và cộng đồng của mình nếu được hỗ trợ và khích lệ đúng thời điểm, đúng phương pháp, cách thức của nhà giáo dục, kết hợp với sự phối hợp tích cực của cha mẹ trẻ và người chăm sóc để trẻ có được cơ hội phát triển tốt nhất.

Việc phát hiện và can thiệp sớm tích cực cho trẻ tự kỉ từ 18 tháng đến 6 tuổi tại các cơ sở chuyên biệt có thể cải thiện nhiều kết quả về nhận thức, ngôn ngữ, tương tác xã hội, hành vi... giúp trẻ sớm đến trường hòa nhập và tham gia xã hội.

Kết quả của can thiệp sớm là tiền đề và điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công của giáo dục hòa nhập cho trẻ sau này. Đồng thời, can thiệp sớm trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non sẽ quyết định liệu trẻ có thể phát huy hết tiềm năng của mình hay trẻ cần hỗ trợ của giáo dục đặc biệt suốt đời.

Thấu hiểu được khó khăn của trẻ và gia đình trẻ tự kỉ, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai ra đời năm 2006 nhằm mục đích: Tổ chức các hoạt động can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập nhằm hỗ trợ các nhóm trẻ: tự kỉ, chậm nói, AD/HD, KTTT và gia đình của trẻ; giúp trẻ vượt qua khó khăn, phát triển năng lực học tập và các kỹ năng tự lập cơ bản để sớm tới trường hoà nhập và tự lập trong cuộc sống.

Đội ngũ giáo viên của nhà trường: Bao gồm các giáo viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng sư phạm giáo dục đặc biệt, giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học. Các giáo viên này sẽ đóng vai trò là người trực tiếp tham gia dạy các tiết cá nhân và tiết nhóm cho trẻ.

Đội ngũ chuyên gia: Chuyên gia tâm lí - giáo dục và giáo dục đặc biệt: Nhà trường hợp tácvới các chuyên gia của khoa Tâm lý giáo dục, Giáo dục mầm non và Giáo dục đặc biệt -Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các chuyên gia sẽ đánh giá sàng lọc, phát hiện tật, đánh giá sự phát triển, tư vấn cha mẹ và cùng với giáo viên lên chương trình KHGDCN cho trẻ. Ngoài ra các chuyên gia này còn có trách nhiệm tập huấn cho giáo viên và cha mẹ về kiến thức và kỹ năng dạy trẻ .

       Cơ sở 1: Nhà 69, Ngõ 255, Phố Vọng (150 Trần Đại Nghĩa) phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 098 6088658 (cô Lưu)

       Cơ sở 2: nhà 46- TT14. Đô thị Văn Quán- Hà Đông- Hà Nội. ĐT: 0948458258 (cô Thường).

       Cơ sở 3: Số nhà 560b. Ngõ 12 Quang Trung, Hà Đông- Hà Nội. ĐT: 0985681696 (thầy Bách, cô Mơ).

       Cơ sở 4: Nhà 55, Phố Lê Lợi- Thị trấn Thọ Xuân- Thanh Hoá. ĐT: 034 8288166 (cô Loan)

       Cơ sở 5: Nhà 59 đường số 3 khu dân cư cityland Center Hills - phường 7 - quận Gò Vấp- TP Hồ Chí Minh. ĐT: 085 5183636 (Cô Biểu)

       Cơ sở 6. Nhà 09, đường Hoàng Xuân Viện, Phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hoá- ĐT: 034 8288166 (cô Loan)

       Cơ sở 7. Địa chỉ: 22 đường 11A, Bình Trị Đông B, Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh (gần Aeon Bình Tân và VNVC tiêm chủng Vành Đai Trong - khu tên lữa Bình Tân) - số điện thoại : 0899.799.588 (cô Uyên)

Web. Tretuky.org.vn         Fb: Trường chuyên biệt Ánh Sao

Cố vấn chuyên môn: TS: Đỗ Thị Thảo - Phó trưởng khoa Giáo dục đặc biệt - trường ĐHSP Hà Nội, 0912720496.

     Đội ngũ giáo viên của Ánh Sao Mai luôn được đánh giá cao về sự nhiệt huyết, lòng yêu nghề, tận tâm và có trình độ chuyên môn cao. 

 Trường Chuyên Biệt Ánh Sao Mai luôn tự hào được đánh giá là một trong những cơ sở can thiệp sớm, giáo dục đặc biệt có đội ngũ giàu tâm huyết, tận tâm với nghề và chuyên môn cao. Xây dựng nguồn nhân lực có chiều sâu về năng lực và đạo đức nghề nghiệp là mục tiêu hàng đầu của nhà trường, do vậy chúng tôi luôn nỗ lực để tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ – chuyên môn vững vàng, đáp ứng sự mong đợi của quý phụ huynh.

  Rất mong nhiều phụ huynh tin tưởng gửi bé đến học. Cách duy nhất để nhà trường  nhận được thêm nhiều bé nữa, đó là làm việc hết sức để phụ huynh thấy kết quả sự tiến bộ của con, phương châm hoạt động : “ tất cả vì sự tiến bộ của bé”.

 

2. Mục tiêu:

 Mục tiêu hoạt động của trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao là:

Tổ chức các hoạt động can thiệp sớm, GDHN  nhằm hỗ trợ trẻ tự kỉ, trẻ chậm nói, trẻ AD/HD, trẻ KTTT và gia đình của trẻ; giúp trẻ vượt qua khó khăn, phát triển năng lực học tập và các kỹ năng tự lập cơ bản để sớm tới trường hoà nhập.

 

 

3. Chức năng, nhiệm vụ

 

 

 

 

 

·      Tổ chức các hoạt động can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ: tự kỉ, chậm nói, AD/HD, KTTT.

·      Tư vấn, hướng dẫn cha mẹ trẻ tự kỉ, chậm nói, AD/HD, KTTT.

·       Hỗ trợ, đào tạo chuyên môn cho giáo viên chuyên biệt, hoà nhập.

·       Huy động sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong các hoạt đoạt động hỗ trợ trẻ: tự kỉ, chậm nói AD/HD, KTTT.

4. Độ tuổi được nhận vào trường.

 

 ·       CTS giai đoạn 1: từ 18 tháng đến 3 tuổi.

·        CTS giai đoạn 2: từ 3 đến 6 tuổi

·        Lớp tiền tiểu học – chuẩn bị cho các cháu vào lớp 1 hòa nhập.

·        Các lớp học hòa nhập/chuyên biệt cho trẻ từ 7 tuổi trở lên.

5. Triết lý hành động:

-         Thời lượng giáo dục: phù hợp với từng nhóm trẻ tự kỷ

-         Chương trình, phương pháp giáo dục: phù hợp với cá nhân trẻ, khoa học và luôn cập nhật kiến thức mới.

-         Kỳ vọng: Phát huy hết tiềm năng và sự nỗ lực của trẻ.

-         Đội ngũ chuyên gia, giáo viên: có chuyên môn sâu giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, tận tâm.

-         Quá trình giáo dục liên tục, có đánh giá và tư vấn phụ huynh.

-         Duy trì tốt sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường

-         Môi trường học tập: thân thiện, tích cực

-         Cơ sở vật chất, trang thiết bị: phong phú, phù hợp, an toàn.

 

6. Sứ mệnh

 

Trung tâm dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao với sứ mệnh là:

a. Đảm bảo tính mục đích: Cần hướng mọi tác động chăm sóc giáo dục trẻ vào việc thực hiện mục tiêu của ngành học (phát triển 5 lĩnh vực). Nhưng để đạt được mục đích đó tránh tiến hành một cách gò ép, cần chăm sóc giáo dục trẻ một cách linh hoạt, cho trẻ tích cực hoạt động trong một tâm trạng thoải mái, được tôn trọng, thương yêu, phát triển hài hòa nhân cách.

b. Đảm bảo tính toàn diện: Sự phát triển của trẻ gồm các mặt: thể chất, tâm lý và xã hội. Các mặt phát triển luôn hoà quyện với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Một tác động đến trẻ thường ảnh hưởng đến nhiều mặt. Do đó, để đạt được mục tiêu của GDMN và  can thiệp sớm giáo dục, giáo viên mầm non và giáo viên giáo dục đặc biệt phải biết phối hợp các phương tiện, các phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp.
Mỗi phương tiện giáo dục, hay phương pháp giáo dục cần được sử dụng, khai thác sao cho có thể tác động đến mọi mặt phát triển của trẻ.

c. Kết hợp chặt chẽ việc chăm sóc và giáo dục trẻ: Trẻ em lớn khôn thông qua quá trình tăng trưởng và phát triển. Hai quá trình này tuy khác biệt nhau nhưng có mối quan hệ phụ thuộc nhau, tác động qua lại với nhau. Do đó, trong công tác CS - GD trẻ phải đảm bảo cân đối giữa nuôi và dạy, tránh coi nhẹ mặt nào. Một thiếu hụt về mặt nào đều có thể gây ra ành hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển luôn mang tính tổng thể của trẻ tự kỷ

d. Kết hợp chăm sóc giáo dục trong nhóm với từng trẻ một: Giáo dục trong tập thể là con đường đúng đắn nhất để hình thành nhân cách cho trẻ, nhưng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ giáo viên không được thiên lệch thành "giáo dục rập khuôn", "giáo dục đồng loạt". Mặc dù mọi trẻ đều trải qua những giai đoạn phát triển như nhau nhưng mỗi trẻ lại có những đặc điểm phát triển riêng (bẩm sinh, di truyền, môi trường sống gia đình khác nhau, tốc độ và khuynh hướng phát triển khác nhau) không trẻ nào giống trẻ nào. Do đó, cần kết hợp giáo dục trong tập thể với giáo dục từng cá nhân trẻ (tiếp cận cá biệt).

e. Kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình: Do những khó khăn đặc thù, trẻ rối loạn phát triển cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc và giáo dục. Nhà trường có nhiệm vụ CS - GD trẻ phát triển toàn diện, song không thể coi đây là nơi duy nhất để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Hơn ai hết, bố mẹ chính là người hiểu trẻ nhất, có nhiều thời gian dành cho trẻ khi trẻ về với gia đình. Do vậy, nếu không có sự thống nhất giáo dục giữa gia đình và nhà trường thì kết quả giáo dục sẽ bị hạn chế, trẻ khó tiến bộ. Gia đình và nhà trường cần thống nhất về mục tiêu, nội dung phương pháp , tạo điều kiện hình thành thói quen và các phẩm chất tốt ở trẻ tự kỷ.

f. Kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với vai trò tích cực, chủ động của trẻ: Vai trò chủ đạo của giáo viên: thiết kế, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, đánh giá các hoạt động của trẻ. Tạo ra môi trường giáo dục như không gian, thời gian, đồ chơi, đồ dùng dạy học, góc hoạt động, quan hệ giữa giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ. Tính chủ động, tích cực của trẻ: ở trẻ không chỉ thụ động tiếp nhận các tác động giáo dục, trẻ có nhu cầu và năng lực tự hoạt động. Trẻ chỉ phát triển tốt khi tự mình hoạt động, tự mình khám phá môi trường xung quanh, tham gia vào các mối quan hệ đa dạng. Do đó cần "kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với tính tích cực chủ động của trẻ" để nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.

g. Tổ chức cuộc sống và hành động phù hợp độ tuổi đời và tuổi phát triển của trẻ:Ở mỗi độ tuổi, trẻ có những đặc điểm tăng trưởng và phát triển khác nhau. Ở mức độ tật và dạng tật khác nhau trẻ cũng có những khả năng tiến bộ khác nhau. Do đó, giáo viên phải biết đoán trước và đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển của trẻ bằng cách tổ chức cuộc sống và hoạt động phù hợp độ tuổi. Trong chế độ sinh hoạt hằng ngày,cần tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi về thời gian, nội dung, phương pháp hướng dẫn, mức độ yêu cầu.

h. Đảm bảo tính hệ thống và liên tục: Công tác chăm sóc - giáo dục trẻ bao gồm nhiều mặt, nhiều yêu cầu nên đòi hỏi quá trình tác động phải có hệ thống. Mặt khác, trẻ ở lứa tuổi mầm non rất non nớt, mọi quá trình phát triển của trẻ mới ở giai đoạn đầu, trẻ lại có đặc điểm chóng nhớ, mau quên. Do đó, việc chăm sóc giáo dục phải được tiến hành dần dần, có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp. Phải dựa vào những tri thức, kinh nghiệm sống của trẻ để tiến hành giáo dục trẻ từng bước, nâng cao dần. Giáo dục cái mới dựa trên cái cũ, cái đã được giáo dục cần được củng cố, mở rộng.

 

7. Quy trình can thiệp sớm và giáo dục đặc biệt

 

 

 

 

 

 

8. Các chương trình can thiệp giáo dục

 

Trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao cam kết các chương trình học tối ưu nhất dành cho trẻ tự kỷ

a. Sử dụng chương trình chuẩn “chăm sóc giáo dục trẻ mầm non” do Vụ Giáo dục mầm non - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho nhóm trẻ bình thường. Tuy nhiên, chương trình có sự điều chỉnh cho phù hợp với mức độ nhận thức của nhóm trẻ khuyết tật, phù hợp với độ tuổi phát triển của trẻ trong từng lĩnh vực phát triển.

          b. Sử dụng chương trình giáo dục đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật phát triển như: Từng bước nhỏ một (Small Step), chương trình CTS cho trẻ tự kỉ của Catherine Maurice, chương trình đánh giá và trị liệu cá nhân dành cho trẻ tự kỉ và khuyết tật phát triển (PEP – R), chương trình giáo dục sớm Portage. Chương trình này tỏ ra có hiệu quả với những trẻ trong giai đoạn đầu của can thiệp sớm giáo dục. Sau khi trẻ đã có tiến bộ, chúng tôi sẽ sử dụng chương trình chuẩn quốc gia có sự điều chỉnh để giúp trẻ thích ứng với môi trường hòa nhập.

          Khi lựa chọn chương trình giáo dục cho trẻ tự kỷ, Trung tâm dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao chúng tôi dựa trên căn cứ đánh giá dạng tật, mức độ tật và đánh giá sự phát triển để giúp cho trẻ có chương trình học phù hợp với vùng phát triển gần của trẻ.

9. Phương pháp can thiệp giáo dục

·        ABA (Phân tích hành vi ứng dụng)

·        PECS (Hệ thống giao tiếp trao đổi tranh ảnh)

·        TEACCH (Trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật về giao tiếp)

·        SI (Hòa nhập cảm giác)

·        OT (Occupatoin Therapy – Hoạt động tri liệu)

·        Social story (câu chuyện xã hội)

·        Phương pháp “Trị liệu ngôn ngữ và lời nói”

·        Phương pháp hình thành

·        Phương pháp xâu chuỗi

 

 

A. Áp dụng các PPGD thông thường có sự điều chỉnh cho phù hợp với trẻ.

          a) Phương pháp dùng lời nói (trò chuyện, kể chuyện, giải thích): Dùng lời nói, lời kể diển cảm, câu hỏi gợi mở được sử dụng phù hợp cùng với các cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích trẻ tập nói và giao tiếp với đồ vật, với mọi người xung quanh. Tạo tình huống thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẻ những cảm xúc với người khác bằng lời nói và hành động cụ thể.

b) Phương pháp trực quan minh họa: Dùng các phương tiện trực quan (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh...) hành động mẫu (lời nói và cử chỉ) cho trẻ quan sát, nói và làm theo, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan (nhìn, nghe, ngửi, sờ mó, nếm..).

c) Phương pháp thực hành: Hành động thao tác với đồ vật, đồ chơi: sử dụng các đồ vật, dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích và nội dung giáo dục. Trẻ cùng làm theo và thao tác với đồ vật như sờ mó, cầm nắm, lắc, mở, đóng, chồng lên, và phối hợp vận động với các giác quan. 

- Trò chơi: Sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động, mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh và phát triển lời nói. 

- Luyện tập: Cho trẻ thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần các câu nói, động tác, hành vi, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung, yêu cầu giáo dục và hứng thú của trẻ.

- Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Là đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra.

d) Phương pháp đánh giá, nêu gương: Người lớn tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm, hành vi, lời nói tốt của trẻ.

Ở lứa tuổi nhỏ, khen, nêu gương và khích lệ trẻ làm được những việc tốt là chủ yếu, có thể chê khi cần nhưng phải nhẹ nhàng và không quá lạm dụng.

 Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ. Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể.

e) Phương pháp dùng tình cảm:Dùng cử chỉ âu yếm, vỗ về, vuốt ve gần gũi trẻ cùng với những điệu bộ, nét mặt, lời nói, để tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn, tin cậy, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, gắn bó, tiếp xúc với người thân và môi trường xung quanh. Khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động

B. Áp dụng các PPGD chuyên biệt cho phù hợp với mức độ tật của trẻ tự kỷ

.

 

Trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao áp dụng những phương pháp giáo dục chuyên biệt tối ưu nhất, mang lại hiệu quả nhất để phục vụ cho việc chữa trị cho trẻ tự kỷ

a. Phương pháp ABA (Applied Behavior Analysis – Phân tích hành vi ứng dụng)

Đây là một trong số những phương pháp khá hữu hiệu để dạy trẻ tự kỉ. Do tác giả Ivar Lovaas và các bạn đồng nghiệp đã nghiên cứu và phát triển vào những năm 1990. Những kĩ năng đặc biệt được dạy bằng cách chia các hành vi ra thành từng bước nhỏ, dạy một bước trong một thời điểm và củng cố bước đó. Nhiều năm qua, ABA được sử dụng để dạy các cá nhân với những khả năng khác nhau,và có thể được sử dụng trong tất cả lĩnh vực: tự chăm sóc, lời nói và ngôn ngữ, kĩ năng ứng xử xã hội.

Với phương pháp này, cần dạy dưới hình thức sau: Thiết lập mối quan hệ thân thiện; Mở rộng ngôn ngữ tiếp nhận, sử dụng các câu nói có cấu trúc chặt chẽ; Phát triển các kỹ năng bắt chước – bắt chước ngôn ngữ cơ thể; Phát triển kỹ năng bắt chước khi chơi trò chơi; Phát triển kỹ năng bắt chước lời nói

b. Phương pháp TEACCH (Treatment and EducationAutistic Children Communication Handicap – Trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ và trẻ khó khăn về giao tiếp)

TEACCH là một cách tiếp cận theo suốt cuộc đời nhằm trẻ tự kỷ có một cuộc sống hữu ích trong cộng đồng. Cách tiếp cận này bắt đầu cung cấp các thông tin thị giác, cấu trúc và sự dự đoán vì người ta nhận ra là kênh học tập thuận lợi nhất là thông qua thị giác.  TEACCH là một chương trình được thiết kế trong đó người ta dạy các kỹ năng mới trong một tình huống một thầy một trò với giáo viên; các kỹ năng hiện tại được thực hành trong một tình huống độc lập; và các cơ hội tương tác xã hội diễn ra trong các hoạt động nhóm. Cấu trúc này nhằm mục đích tận dụng thế mạnh của trẻ tự kỉ, kỹ năng thị giác và sự kết nối với thói quen sinh hoạt của trẻ và dùng những thế mạnh này giúp giảm thiểu những khó khăn của trẻ. Điều này có tác dụng làm giảm sự cáu kỉnh và sợ hãi lo âu mà họ có thể có trong những trường hợp ít được cấu trúc hơn dẫn tới những vấn đề về hành vi. Điều đó giúp họ phát triển hướng tới làm việc độc lập và phù hợp với công việc dựa trên tuổi và khả năng của họ.

c. Hệ thống giao tiếp qua tranh ảnh (PECS): PECS được viết tắt bởi bốn chữ trong tiếng Anh là: Picture Exchange Communication System (Hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh). Hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh là một công cụ hết sức quan trọng trong việc can thiệp chứng tự kỷ. Trong PECS, ngôn ngữ lời nói được thay thế bằng việc sử dụng thẻ hình cho giao tiếp. Khi trẻ tự kỷ chưa có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ bị hạn chế, hình ảnh sẽ giúp trẻ yêu cầu người khác và thực hiện yêu cầu của người khác. Hình ảnh lúc này là trung gian để chuyển tải thông tin diễn ra mối quan hệ tương tác giữa trẻ tự kỷ và người lớn. Theo các chuyên gia về phương pháp này thì tình trạng giao tiếp của trẻ khá lên rất nhiều khi sử dụng phương pháp PECS. Đây được coi là phương pháp hỗ trợ cho ngôn ngữ trong giao tiếp và góp phần hình thành ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ.

d. Phương pháp hoạt động Tâm Vận động Bernard Aucouturier

Tâm vận động: Tâm lý - vận động: Psychology - motor, Psychomotor. Tâm vận động là hoạt động của các giác quan, cơ bắp dưới sự điều khiển của não bộ. Tùy vào mức độ trưởng thành của não bộ mà nó chỉ đạo các hoat động vận động cơ thể của con người.

      Phương pháp hoạt động Tâm vận động:Là một phương pháp can thiệp thuộc lĩnh vực tâm lý và giáo dục, nhằm giúp trẻ phát triển một cách đồng bộ trong mọi lĩnh vực đời sống của con người. Tâm vận động là một phương pháp tác động qua vận động cơ thể giúp trẻ biểu lộ cảm xúc đồng thời qua vui chơi giúp trẻ phát triển các yếu tố hình thành nhân cách của trẻ như: yếu tố về vận động, cơ thể, tâm sinh lý, giao tiếp xã hội và nhận thức. Nhấn mạnh vai trò của những hành vi hoặc tác phong vận động.

Mục tiêu của Phương pháp Tâm Vận Động: theo quan điểm của  Bernard Aucouturier, là “Tìm cách nâng đỡ, xúc tác tiến trình  phát triển của trẻ em trong đời sống tâm lý và tình cảm, bằng cách dựa vào những vận động cơ thể để tác động, hay sử dụng những năng lực của cơ thể để can thiệp giúp trẻ thay đổi các hành vi rối loạn bằng những hành vi có chủ đích”.Nói khác đi, Tâm vận động  là phát huy và kiện toàn mối quan hệ tương tác giữa con người và cơ thể mình, giúp kích thích những kỹ năng và ý thức xuyên qua các hoạt động tự ý thay vì dùng ngôn ngữ để tác động, mặc dù lời nói vẫn được sử dụng nhưng đó không phải là một dụng cụ  ưu tiên mà người chuyên viên tâm vận động sử dụng.

10. Hình thức can thiệp: Bán trú + tiết cá nhân trong và ngoài giờ

a. Lớp bán trú:Mỗi lớp 12 đến 15 trẻ x 3 cô dạy nhóm (mỗi cháu học ít nhất 50 phút cá nhân 1 cô/1 trò từ thứ 2 đến thứ 7)

LỊCH HOẠT ĐỘNG

THỜI GIAN

Nội dung

7h15- 7h30

Đón trẻ

7h30- 8h00

Ăn sáng

8h00- 9h00

Học tiết cá nhân và tiết nhóm

9h00- 9h15

Bữa phụ sáng

9h15- 10h45

Học tiết cá nhân và tiết nhóm

11h00-11h45

Ăn chính

11h45-14h00

Ngủ trưa

14h00- 14h30

Ăn phụ chiều

14h30-16h00

Học tiết cá nhân và tiết nhóm

16h00- 16h15

Ăn phụ chiều

16h15- 17h00

Học tiết cá nhân và tiết nhóm

 

b. Tiết cá nhân trong và ngoài giờ

(Khung giờ từ 7h30 đến 20h00)

 

 

 

 

 

Thời gian

Ca

Học phí

7h50-8h50

1

200.000/1 giờ

8h50- 9h50

2

200.000/1 giờ

9h50-10h50

3

200.000/1 giờ

14h00-15h00

4

200.000/1 giờ

15h00-16h00

5

200.000/1 giờ

16h00-17h00

6

200.000/1 giờ

17h00-18h00

7

230.000/1 giờ

18h00-19h00

8

230.000/1 giờ

17h00-18h00

9

230.000/1 giờ

18h00-19h00

10

230.000/1 giờ

19h00-20h00

11

230.000/1 giờ

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tiến Sĩ: Đỗ Thị Thảo

0912720496 - 0983889552

Hiệu Trưởng: Đỗ Thị Thường

0948458285 - 0968622900

P.Hiệu Trưởng: Nhữ Thị Lưu

0986088658

 

Từ khóa: