Đăng ký nhập học

Bệnh tự kỷ ở trẻPhương pháp dạy trẻ tự kỷtrường dạy trẻ tự kỷNhận biết trẻ tự kỷtrung tâm dạy trẻ tự kỷ trẻ tự kỷ

Mục Tiêu Can Thiệp Sớm Trẻ Tự Kỷ

Tự kỷ hay gặp ở trẻ em và việc phát hiện cũng như can thiệp sớm có thể giúp trẻ tự kỷ trở về cuộc sống bình thường.

 Tự kỷ là một trong những hội chứng rối loạn phát triển ở trẻ em, ảnh hưởng đến nhiều mặt phát triển của trẻ nhưng chủ yếu là: Khiếm khuyết về tương tác xã hội, khiếm khuyết về giao tiếp (không lời và lời nói) và có những hành vi bất thường.

 Khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như chậm nói, hoặc biết nói rồi ngừng hẳn; chỉ thích chơi một mình; không cười, không tiếp xúc bằng mắt với bố mẹ hay người đối diện; quá say mê một thứ đồ vật nào đó; có những hành vi lặp đi lặp lại, rất thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự, ngăn nắp một cách kỳ lạ và có biểu hiện hung hăng khi thứ tự đó bị xáo trộn… thì phần lớn các bậc cha mẹ có thể đã nghĩ đến khả năng con bị tự kỷ. Tuy nhiên, do mặc cảm hoặc sĩ diện nên phụ huynh lại giấu bệnh của con, bất hợp tác với bác sĩ, hoặc khi biết con bị tự kỷ thì rơi vào tình trạng chán nản, buông xuôi… khiến bệnh của trẻ ngày càng nặng.

Những biểu hiện của chứng tự kỷ khá đa dạng và có mức độ khác nhau, do vậy có những trẻ bị mắc bệnh thể nhẹ thường được phát hiện muộn khi đang học tiểu học. Ngược lại có những trẻ bị nặng, thể điển hình có thể được cha mẹ phát hiện và đưa đi khám sớm từ lúc 12-18 tháng tuổi.  

 “Cuộc chiến” với căn bệnh tự kỷ thường kéo dài và rất gian nan nên việc phát hiện và can thiệp sớm là rất quan trọng vì phát hiện càng sớm thì việc can thiệp, khắc phục sẽ có kết quả cao hơn, trẻ càng có nhiều cơ hội hòa nhập với cộng đồng, tự lập trong cuộc sống.

 Đối với trẻ từ 18 - 36 tháng tuổi, nếu được phát hiện và can thiệp sớm điều trị bởi các chuyên gia thì có khoảng 30% khả năng trẻ sẽ trở lại bình thường, có thể hòa nhập trở lại với cộng đồng. Quá độ tuổi này, việc can thiệp sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

 

Việc phát hiện và điều trị sớm cho trẻ mắc bệnh tự kỷ là rất quan trọng. 


Trên thực tế, mỗi một trẻ tự kỷ sẽ có các biểu hiện khác nhau, vì vậy, không có phương pháp điều trị chuẩn cho tất cả các trường hợp. Các bậc cha mẹ có thể lựa chọn những phương pháp điều trị để áp dụng phù hợp cho con mình.

 Nếu trẻ tự kỷ không được phát hiện sớm, hoặc phát hiện nhưng gia đình không chấp nhận can thiệp sớm và rơi vào tình trạng nặng, kèm theo chậm phát triển trí tuệ thì sau này sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tâm thần. 

 Điều trị bệnh ở những trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ là một giai đoạn khó khăn, khiến phụ huynh và cả trẻ em cảm thấy bất an, lo lắng. Việc phát hiện bệnh và có những can thiệp sớm hữu dụng có thể giúp trẻ tự kỷ phát triển chức năng tốt hơn và cải thiện được cuộc sống của chúng.


Hỗ trợ trực tuyến

Tiến Sĩ: Đỗ Thị Thảo

0912720496 - 0983889552

Hiệu Trưởng: Đỗ Thị Thường

0948458285 - 0968622900

P.Hiệu Trưởng: Nhữ Thị Lưu

0986088658

 

Từ khóa: