Tự kỷ là bệnh rối loạn phát triển hệ thần kinh. Những trẻ em bị tự kỷ thường chậm phát triển khả năng giao tiếp, khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ, không hiểu các ký hiệu và ít có khả năng tưởng tượng. Bệnh thường biểu hiện trước 3 tuổi khi đứa trẻ tự tách rời với thực tế và môi trường chung quanh. Nguyên nhân trẻ tự kỷ là do đâu? Đây là câu hỏi các chuyên gia đang nghiên cứu rất nhiều bởi có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tự kỷ cho trẻ
Trẻ mới sinh không thể hiện rõ bệnh nhưng từ tháng 18 trở đi, cha mẹ và những người xung quanh có thể nhận thấy rõ các triệu chứng bệnh ở trẻ như trẻ tỏ ra thờ ơ, không chú ý tới các hoạt động xung quanh, không đáp lại sự săn sóc của người lớn bằng nét mặt, ánh nhìn hay nụ cười.
Trẻ mắc bệnh tự kỷ vẫn phát triển thể chất bình thường nhưng trì trệ kém phát triển hơn so với các bạn cùng trang lứa, thể hiện ở việc trẻ không nói được, nói không thành câu và khó hòa nhập với xã hội.
- Di truyền : Theo các nghiên cứu y học cho thấy 90% nguyên nhân trẻ tự kỉ là do di truyền, vì thế trong gia đình có trẻ tự kỉ thì con cháu họ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tự kỉ.
- Trong quá trình mang thai người mẹ mắc bệnh cúm, sởi … điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, không những có nguy cơ cao khiến thai nhi bị dị dạng mà còn khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh tự kỉ.
- Đái tháo đường : các nghiên cứu tổng hợp đã chứng minh rằng, những người mẹ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tự kỉ.
- Những bà bầu sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, như thuốc an thần, axit valproic hoặc thuốc điều trị dạ dày, tá tràng, viêm khớp…đều khiến thai nhi dễ mắc bệnh tự kỉ sau khi trào đời.
- Thuốc trừ sâu: Năm 2007 các nhà nghiên cứu khoa sức khỏe cộng đồng California cho biết phụ nữ trong 8 tuần đầu thời kì mang thai sống gần nơi ruộng đồng nông trại có phun nhiều thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ sâu bọ … thì có nguy cơ mắc bệnh tư kỉ cao hơn những nơi có môi trường trong lành, sạch sẽ.
- Gặp vấn đề về tuyến giáp: Vấn đề về tuyến giáp là do sự thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong tuần 8 – 12 của kỳ thai nghén được công nhận là sản sinh ra những thay đổi trong não thai nhi là nguyên nhân trẻ tự kỷ.
- Có các cuộc nghiên cứu gần đây cho biết, thai phụ bị căng thẳng, mệt mỏi, stress, u buồn … thì trẻ sinh ra dễ bị bệnh tự kỉ. Nhiều chứng minh cho thấy trẻ bị thiếu sự quan tâm của cha mẹ, hay bị có cảm giác cô đơn, hoặc hay nghe nhạc vàng buồn u sầu ảo não là nguyên nhân trẻ tự kỷ.
Phát hiện mới về nguyên nhân gây chứng tự kỷ ở trẻ
Nhóm khoa học đến từ ĐH Columbia (New York) vừa tìm ra nguyên nhân trẻ tự kỷ : Đó là do họ có quá nhiều synap - các mối nối thần kinh trong não, nơi các nơron thần kinh tiếp xúc và trao đổi thông tin với nhau. Nhóm nghiên cứu cho rằng các mối nối này đã không được cắt tỉa đầy đủ trong trong giai đoạn đầu đời của người tự kỷ. Phát hiện này được xem là một bước tiến lớn trong việc tìm ra nguyên nhân trẻ tự kỷ, hiểu tình trạng phức tạp của chứng tự kỷ và mang đến triển vọng về khả năng điều trị nó.
Có quá nhiều mối nối thần kinh trong não dẫn đến chứng tự kỷ.
Với những con chuột có đặc điểm tự kỷ, các nhà khoa học đã khôi phục lại khả năng cắt tỉa các mối nối thần kinh trong cơ thể chúng và giảm thiểu các triệu chứng bệnh. Giáo sư Jeffrey Lieberman, đến từ khoa Tâm thần học, ĐH Columbia cho biết: “Đây là một phát hiện rất quan trọng bởi nhờ đó chứng tự kỷ có thể được điều trị triệt để”.
Chứng tự kỷ bao gồm rối loạn hành vi khiến họ giảm khả năng giao tiếp và khả năng tương tác với người khác. Nguyên nhân trẻ tự kỷ được cho là do sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Trong quá trình phát triển thông thường, sự hình thành mối nối thần kinh xảy ra mạnh nhất ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là tại vỏ não - khu vực gắn liền với hành vi tự kỷ.
Nhóm nghiên cứu Đại học Columbia đã kiểm tra não của 26 trẻ tự kỷ và những người trưởng thành tuổi từ 2 đến 20, tử vong vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Đến cuối thời thơ ấu, họ nhận thấy mật độ các mối nối thần kinh đã giảm một nửa ở não người bình thường, nhưng chỉ giảm được 16% ở não người tự kỷ.
Giáo sư David Sulzer, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Đây là lần đầu tiên phát hiện ra tình trạng thiếu cắt tỉa mối nối thần kinh trong não của trẻ mắc chứng bệnh tự kỷ".
“Thực tế chúng ta đã thấy được sự thay đổi trong hành vi của trẻ tự kỷ. Họ có thể được điều trị tốt hơn nếu có một loại thuốc tốt hơn. Trong khi người ta nghĩ rằng việc học tập sẽ giúp hình thành những mối nối thần kinh lành mạnh mới thì việc loại bỏ những mối nối thần kinh không phù hợp cũng rất quan trọng”, giáo sư nói.
Phát hiện lần này còn cho thấy hàng trăm gene di truyền có liên quan đến nguyên nhân trẻ tự kỷ. Hầu như tất cả mọi người đều có protein mTOR hoạt động quá mức và ít nhiều đều thiếu khả năng cắt tỉa mối nối thần kinh.