Trẻ rối loạn phổ tự kỷ là một loại triệu chứng tấm thần phân liệt, nó làm khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Trẻ bị bệnh tự kỷ sẽ mất đi một phần lớn chức năng giao tiếp và tương tác với môi trường xã hội.
Nguyên nhân gây Trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Trước đây Kanner cho là do nguyên nhân tâm lý do bà mẹ vô cảm “băng giá”. Khoa học ngày càng nhiều bằng chứng cho biết tự kỷ là một rối loạn sinh học trong sự phát triển của não. Các yếu tố bệnh căn và bệnh sinh thường thấy là:
- Các nhân tố tâm lý xã hội và gia đình: các bất lợi về phương diện này chỉ là những yếu tố làm bệnh nặng lên chứ không phải là nguyên nhân gây
Trẻ rối loạn phổ tự kỷ
- Các yếu tố sinh học:
+ 75% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển tâm thần;
+ Khoảng 20% có động kinh cơn lớn;
+ 25 % có giãn não thất trên CT scan;
+ Gần 80% có các bất thường trên điện não đồ (không đặc hiệu).
+ Gần đây chụp cộng hưởng từ MRI phát hiện teo thuỳ nhộng của tiểu não tăng bất thường các tiểu thuỳ võ não (Polymicrogyria). Giải phẫu bệnh vi thể thấy giảm sút số lượng các tế bào Purkinje. Chụp PET còn thấy rối loạn chuyển hoá lan tỏa ở vỏ não.
- Các yếu tố di truyền: 2-4% anh chị em ruột của trẻ tự kỷ cũng mắc chứng
rối loạn phổ tự kỷ (tỷ lệ cao gấp 50 lần so với tỷ lệ trong dân số chung). Ở trẻ sinh đôi khác trứng tỷ lệ là 25%, ở trẻ sinh đôi cùng trứng tỷ lệ lên đến 90% .
-
rối loạn phổ tự kỷ còn tương quan với tỷ lệ cao mắc hội chứng “gãy nhiễm sắc thể X” và một bệnh não di truyền khác là bệnh xơ não củ (di truyền nhiễm sắc thể Autosom trội). Các nghiên cứu giải mã AND gần đây còn phát hiện các gen bệnh tự kỷ nằm ở nhiễm sắc thể số 2 và số 7.
- Ngoài ra còn các yếu tố khác: yếu tố miễn dịch, các biến chứng chu sinh, các bất thường về giải phẫu thần kinh, một số rối loạn về chuyển hoá sinh hoá não đã được phát hiện là có liên quan đến bệnh sinh của chứng
rối loạn phổ tự kỷ
Dấu hiệu nhận biết trẻ rối loạn phổ tự kỷ
• Sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc giao tiếp, không quan tâm tới những chuyện trong cuộc sống xung quanh.
• Chậm nói, tiếp thu chậm về phát triển từ ngữ giao tiếp.
• Không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác.
• Không phản ứng lại đáp lại khi được gọi tên hoặc phản ứng rất chậm.
• Luôn lặp đi lặp lại các hành vi hoặc sự cử động của cơ thể.
•
Trẻ rối loạn phổ tự kỷ có những hành vi kì quái tự gây tổn hại tới bản thân như đập đầu vào tường, cào cấu, thích ở một mình …
• Không hứng thú hoặc ác cảm với hoạt động thể chất, và chỉ thích chơi 1 hoặc vài trò chơi quen thuộc có tính chất lặp lại.
• Rụt rè, nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác.
• Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ.
• Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh, công việc/ diễn biến thường diễn ra hàng ngày.
• Bị hút chặt vào những đồ vật quen thuộc.
• Thường xuyên ăn vạ.
• Rối loạn ăn uống, tiêu hóa.
Nếu trẻ có khoảng 35% triệu chứng phía trên thì trẻ đã bị mắc
rối loạn phổ tự kỷ
Cách điều trị cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ
1- Để ý phát hiện sớm thông qua các triệu chứng mà biểu hiện đơn giản nhất là trẻ không hề có phản ứng khi dược gọi. (trên thế giới người ta định nghĩa nhiều dạng tự kỷ nhưng tôi thấy tâm đắc nhất với một ý kiến của một giáo sư người Mỹ cho rằng tất cả những trẻ quá tập trung vào một cái gì đấy có thể coi là tự kỷ)
2- Không nên giấu con mình bị mắc chứng
rối loạn phổ tự kỷ: nói cho tất cả mọi người thường xuyên tiếp xúc với trẻ như người trong gia đình, họ hàng, hàng xóm láng giềng, cô giáo dạy cháu v v... để mọi người ý thức quan tâm và giúp trẻ.
3- Cho trẻ hoà nhập với các bạn bè càng sớm càng tốt: bằng cách cho đi nhà trẻ, chơi với trẻ con hàng xóm... Không nên tách các cháu tự kỷ cho học một lớp riêng vì môi trường đó càng không tốt cho trẻ, nên cho trẻ theo học các lớp bình thường và nhờ các cô đặc biệt chú ý hơn đến cháu.
4- Khi dạy cho trẻ tốt nhất mọi người trong gia đình phải tham gia, không cần các cô giáo chuyên. Dạy trẻ thông qua các đồ vật trong nhà, các tranh ảnh... từ cách đơn giản nhất là nhận biết : Ví dụ như đây là cái gì?, sau đó nâng dần lên mức so sánh, phân loại... Khi dạy cho
trẻ rối loạn phổ tự kỷ thì nên có mục tiêu. Mục tiêu đặt ra để cho những người dạy chứ không phải mục tiêu cho trẻ. Nếu thấy trẻ không đạt được mục tiêu mình muốn đề ra trong ngày thì phải từ bỏ ngay mục tiêu đó trong ngày hôm đó và chuyển sang thời điểm khác và dạy trẻ mục tiêu khác. Việc dạy trẻ tự kỷ đòi hỏi phải rất kiên nhẫn, liên tục, mọi lúc, mọi nơi, đòi hỏi người dạy phải nói rất nhiều với cháu. Cách dạy hiệu quả nhất là thông qua các đồ chơi, các việc sai vặt trong nhà.
5- Không nên tiết kiệm lời khen đối với trẻ,
trẻ rối loạn phổ tự kỷ rất thích được khen đặc biệt được hoan hô khi cháu làm được bất cứ việc gì.
6- Trẻ tự kỷ rất máy móc, nhiều khi để đạt được mục tiêu của mình cũng phải chiều theo những điều máy móc của trẻ, khi trẻ đã nhận thức được nhiều hơn chúng ta sẽ sửa dần.
7- Trẻ tự kỷ trí nhớ về hình ảnh rất tốt, hãy cố gắng sử dụng yếu tố này để dạy trẻ sử dụng máy tính, TV, đầu video..., thông qua đó chúng ta có thể cài đặt các chương trình dạy trẻ rất sinh động: tôi thấy hiện bây giờ trên thị trường đang bán bộ đĩa Baby eistein rất thích hợp cho trẻ tự kỷ để nhận biết về thế giới xung quanh.(Tất nhiên là phải có người thuyết minh xem cùng vì nó dùng tiếng nước ngoài).
8- Không dạy trẻ ngoại ngữ (đây là ý kiến của các chuyên gia nước ngoài mà tôi thấy rất đúng) bởi vì mọi cái các cháu biết như người học ngoại ngữ học.
9- Đối với gia đình có
trẻ rối loạn phổ tự kỷ sẽ rất vất vả cả về thể chất và tinh thần, nhưng không nên bi quan quá. Vì những trẻ tự kỷ thường sẽ có năng khiếu đặc biệt trong một lĩnh vực nào đó (âm nhạc, làm toán... )và có trí nhớ rất tốt. Không phải dạy các cháu cái gì cũng khó, có những cái các cháu học rất nhanh ngoài sức tưởng tượng.
10- Các gia đình có trẻ tự kỷ nên liên hệ với nhau, học hỏi kinh nghiệm của nhau.
11- Tình yêu + Niềm tin + Kiên trì mọi lúc mọi nơi sẽ giúp những gia đình có trẻ tự kỷ thành công