Đăng ký nhập học

Bệnh tự kỷ ở trẻPhương pháp dạy trẻ tự kỷtrường dạy trẻ tự kỷNhận biết trẻ tự kỷtrung tâm dạy trẻ tự kỷ trẻ tự kỷ

Tự kỷ: Bệnh của thời hiện đại và 6 dấu hiệu nhận biết

Mấy năm gần đây, bệnh tự kỷ đã trở thành mối quan tâm, lo ngại chung của toàn xã hội và đây không còn là chứng bệnh lạ hiếm gặp nữa. Bởi vậy, không thể trì hoãn việc nâng cao nhận thức về chứng bệnh này.

(ĐSPL)- Mấy năm gần đây, bệnh tự kỷ đã trở thành mối quan tâm, lo ngại chung của toàn xã hội và đây không còn là chứng bệnh lạ hiếm gặp nữa.
Bởi vậy, không thể trì hoãn việc nâng cao nhận thức về chứng bệnh này.


Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.

Bệnh của thời hiện đại
Một thống kê gần đây của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ trẻ bị bệnh tự kỷ đang ngày càng tăng. Cứ 88 trẻ thì có một em bị bệnh tự kỷ. Còn ở Việt Nam, theo thống kê của ngành giáo dục Hà Nội, tự kỷ là khuyết tật có tỉ lệ cao nhất ở trường học, trẻ tự kỷ chiếm 30% số trẻ mắc các khuyết tật học đường, nhưng con số đó cũng chưa nói lên hết thực trạng vì còn rất nhiều trẻ tự kỷ không thể đến trường khi đến tuổi đi học. Điều đáng lo ngại hơn là thông tin liên quan đến căn bệnh này ở châu á nói chung và ở Việt Nam nói riêng còn nhiều hạn chế, vì vậy có thể ảnh hưởng đến việc điều trị cho trẻ.
Thực tế bệnh tự kỷ không phân biệt trẻ em nhà giàu hay nghèo. Tuy nhiên, các bác sĩ ghi nhận, phần lớn trẻ tự kỷ là con các gia đình giàu có, cha mẹ thành đạt, nổi tiếng hoặc luôn bận rộn với công việc, ít có thời gian dành cho con. Theo giải thích của các chuyên gia, về mặt phân tâm học, tách trẻ ra khỏi hơi ấm của cha, mẹ quá sớm sẽ khiến trẻ hụt hẫng, mất phương hướng, trẻ dần dần tự cô lập, nếu có sẵn những yếu tố tự kỷ thì bệnh sẽ mau nặng lên. Trẻ được bao bọc quá kỹ lưỡng trong điều kiện vật chất dư thừa, nhưng không được giao tiếp với thế giới bên ngoài, không được hoạt động, tương tác với trẻ khác, cũng khiến hội chứng tự kỷ thêm trầm trọng.
Có thể lý giải hiện tượng trẻ em nông thôn ít bị bệnh tự kỷ hơn là bởi trẻ nông thôn có điều kiện giao tiếp với cộng đồng thuận lợi hơn, được vận động, vui chơi với những trẻ em khác thoải mái hơn, từ đó sẽ phát triển bình thường, hoặc bị tự kỷ nhẹ thì bệnh có thể hoàn toàn tự khỏi.
Theo bác sĩ Lý Trần Tình – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, chứng tự kỷ là một rối loạn phát triển kéo dài suốt đời, ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp xã hội, ngôn ngữ và hành vi, hiện chưa rõ nguyên nhân và chưa tìm được cách chữa trị hiệu quả. Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa căn bệnh tự kỷ. Trong khi đó, căn bệnh này ở trẻ em khi phát hiện muộn, việc điều trị gần như vô hiệu. Cuộc chiến với căn bệnh tự kỷ thường kéo dài và rất gian nan, việc phát hiện sớm là rất quan trọng, vì phát hiện càng sớm thì việc can thiệp, khắc phục sẽ có kết quả cao hơn, trẻ càng có nhiều cơ hội hòa nhập với cộng đồng, tự lập trong cuộc sống.


Bác sỹ Lý Trần Tình – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.

Hành động vì trẻ bị bệnh tự kỷ
Vì sự cần thiết của việc giúp trẻ em và người mắc chứng tự kỷ cải thiện cuộc sống, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 2/4 hàng năm là Ngày Thế giới nhận thức chứng tự kỷ.
Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia về căn bệnh này, bên cạnh những bậc phụ huynh lo lắng về tình trạng tự kỷ ở trẻ thì hầu hết phụ huynh đều không muốn tin con mình bị tự kỷ. Nhiều bậc phụ huynh mang tâm lý quá nặng nề khi con mắc bệnh tự kỷ. Trong khi đó, hội chứng tự kỷ lỗi không hoàn toàn từ cách chăm sóc của cha mẹ. Nên nhiệm vụ của các bậc phụ huynh khi có trẻ nhỏ là cần theo dõi sự phát triển của con cái, phát hiện “giai đoạn vàng” để điều trị cho trẻ kịp thời. Theo đó, giai đoạn điều trị cho trẻ tự kỷ 18-36 tháng tuổi là tốt nhất.
Theo kinh nghiệm thực tế điều trị chứng tự kỷ trẻ em tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, bác sĩ Lý Trần Tình cho biết, hiện tại, cả nguyên nhân và các phương pháp điều trị cho trẻ bị tự kỷ đều chưa đưa ra được những yếu tố chính xác. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy nếu trẻ được phát hiện và can thiệp sớm sẽ đem lại kết quả khả quan. Những trường hợp trẻ được đưa đến kịp thời sẽ được điều trị theo lộ trình test kiểm tra tình trạng bệnh nhân và mỗi người sẽ có một phác đồ điều trị riêng. Dù khá hiệu quả nhưng phác đồ này cũng chủ yếu là do các bác sĩ “đúc rút” kinh nghiệm.
Còn trăn trở nhiều với căn bệnh này, muốn khống chế tình trạng gia tăng trẻ bị bệnh tự kỷ, bác sĩ Lý Trần Tình khuyến cáo nên đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất khi phát hiện trẻ có hiện tượng. Việc điều trị bệnh tự kỷ đòi hỏi quá trình lâu dài, thêm đó rất tốn kém về mặt tiền của thì dù đã có chủ trương nhưng các ngành liên quan như: Y tế, giáo dục, tâm lý học, xã hội học... cũng cần có động thái tích cực hơn nữa để hỗ trợ cũng như kế hoạch, hành động cụ thể để ứng phó với hội chứng tự kỷ. Một khi tạo được những cơ sở pháp lý rõ ràng sẽ góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội để giúp những người không may mắn có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng.
BS. Lý Trần Tình đã nhận được rất nhiều phần thưởng cao quý bởi những cống hiến thầm lặng của ông đối với sự nghiệp bảo vệ sức khỏe tâm thần cho người dân. Song với ông, phần thưởng lớn nhất chính là hình ảnh của các bệnh nhân tâm thần được chữa trị khỏi bệnh, đặc biệt là trẻ em, trở lại với cuộc sống tươi sáng, sống có ích cho xã hội.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh tự kỷ

-Thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác.

-Thể hiện, hành động rất giống nhau trong cách chọn lựa các thói quen hàng ngày.

-Không hề nói năng hoặc cách nói rất kỳ dị, nói tuỳ thích.

-Rất thích xoay chuyển các đồ vật và thao tác khéo léo hoặc có những động tác định hình.

-Có kỹ năng cao về ý thức không gian, có trí nhớ vẹt trong khi lại rất khó khăn trong việc học tập các lĩnh vực khác.

- Bề ngoài có vẻ nhanh nhẹn, thông minh, dễ thương.

Nguồn: Đời sống pháp luật


Hỗ trợ trực tuyến

Tiến Sĩ: Đỗ Thị Thảo

0912720496 - 0983889552

Hiệu Trưởng: Đỗ Thị Thường

0948458285 - 0968622900

P.Hiệu Trưởng: Nhữ Thị Lưu

0986088658

 

Từ khóa: